Lãi suất huy động và cho vay nguy cơ tăng mạnh khi Fed tăng lãi suất

11/08/2024 10:32

PNO - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm %, lên mức 1,5%-1,75%. Mức tăng mạnh nhất trong vòng 28 năm qua nhằm kiềm chế lạm phát. Kinh tế Việt Nam được nhận định sẽ chịu tác động không nhỏ từ động thái này.

 

lai-suat-cua-viet-nam-se-ra-_28165555125
NHNN khẳng định đủ dư địa để điều hành

Theo đánh giá của tiến sĩ Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, kinh tế - tài chính Việt Nam sẽ chịu tác động ít nhất trên bốn phương diện.

Thứ nhất, chi phí vay nợ của doanh nghiệp và người dân tăng lên, khiến nhiều đối tượng sẽ e ngại đầu tư hay tiêu dùng. Nhu cầu hàng hoá – dịch vụ tiêu dùng toàn cầu sẽ giảm. Các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ giảm. Đà phục hồi kinh tế của Việt Nam vì thế cũng bị ảnh hưởng.

avw.php?zoneid=32&cb=INSERT_RANDOM_NUMBE

Thứ hai, Fed tăng lãi suất sẽ khiến đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác, trong đó có VND, tạo sức ép lên tỷ giá USD/VND.

Thứ ba, có thể khiến mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục chịu nhiều áp lực tăng giá trong bối cảnh thanh khoản thu hẹp, sức ép lạm phát tăng (CPI tháng 5 đã tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,25% so với cuối năm 2022), nhu cầu tín dụng tăng cao (đến ngày 9/6 tăng khoảng 8,16% cao hơn nhiều mức 4,95% của 5 tháng đầu năm 2021), kéo theo nhu cầu tăng vốn. Lãi suất liên ngân hàng có thể tăng lên song có thể vẫn ổn định khi Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp bình ổn thị trường. Khi lãi suất và tỷ giá đồng USD tăng lên, nghĩa vụ trả nợ vay nước ngoài của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI sẽ tăng lên đáng kể.

Tác động cuối cùng là một số nhà đầu tư e ngại rủi ro, rút vốn từ các thị trường mới nổi, quay về đầu tư tại thị trường Mỹ và một số thị trường phát triển khác nhằm trú ẩn rủi ro và hưởng lãi suất cao hơn trước. Điều này từng xảy ra trong năm 2021 và có thể lặp lại tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022, dù triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn rất tích cực.

Chiều ngày 18/6, tại cuộc họp thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - thừa nhận, Fed tăng lãi suất có tác động rất lớn đến tài chính toàn cầu và cả Việt Nam. Hiện một loạt ngân hàng trung ương các nước đã điều chỉnh lãi suất ngay lập tức.

Chẳng hạn Hồng Kông tăng 0,75%, Ả rập xê út tăng 50 điểm %, Coét tăng 25 điểm %, Brazil tăng 50 điểm %... Nhiều đồng tiền trên thế giới cũng tăng nhanh chóng, như Tân Đài Tệ của Đài Loan (Trung Quốc) mất giá 0,29%, đồng Bath của Thái Thái Lan mất giá 0,49%, đồng Won của Hàn Quốc 0,38%, Nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá 0,25%, Yên Nhật mất giá 0,47%...

Theo ông Phạm Chí Quang, dù chịu nhiều áp lực nhưng từ đầu năm đến nay lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Việt Nam tăng rất nhẹ, chỉ 0,09%; tỷ giá VND khá ổn định, chỉ mất giá khoảng 2% so với các đồng tiền khác. NHNN vẫn thực hiện theo dõi sát diễn biến thị trường, đồng thời kiên định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát nhưng vẫn hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch COVID-19.

Thanh Hoa