Sự thống trị của Nga về nhiên liệu hạt nhân đe dọa sức mạnh quân sự của Mỹ

04/11/2024 07:28

Nếu Nga ngừng xuất khẩu năng lượng hạt nhân, không chỉ ngành điện mà cả lĩnh vực an ninh, quốc phòng của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng.
13-06-2022 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc: ‘Nếu Mỹ muốn đối đầu, chúng tôi sẽ đấu lại đến cùng’
13-06-2022 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc giải thích việc xây thêm hơn 100 hầm chứa tên lửa hạt nhân
08-06-2022 Truyền hình Nga cảnh báo về cuộc chiến tranh hạt nhân mà chỉ còn 'sinh vật đột biến' tồn tại
05-06-2022 Nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được xử lý ra sao?
24-05-2022 Ngoài dầu mỏ và khí đốt, Nga còn thống trị chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân

Theo The Hill, các nước đồng minh phương Tây đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối do sức ảnh hưởng lớn của Nga trên thị trường dầu mỏ và khí đốt. 

Trong khi đang chật vật giải quyết khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch, phương Tây cũng cần đương đầu với một rủi ro năng lượng khác ít được chú ý hơn khi xung đột Ukraine kéo dài: thị phần đáng kể của Nga trên chuỗi cung ứng điện hạt nhân toàn cầu.

download-20220614080842319.jpg?width=700

Tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ có thể phải chật vật tìm kiếm nguồn nhiên liệu nếu Nga quyết định cấm xuất khẩu năng lượng hạt nhân. (Ảnh: Reuters).

Hai nhà nghiên cứu Matt Bowen và Paul Dabbar cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây cần ngay lập tức xem xét mức độ rủi ro liên quan tới hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga và thực hiện các bước để giảm thiểu hoặc sẽ phải đối mặt trực tiếp với một cú sốc năng lượng mới.

  • TIN LIÊN QUAN
  • 106996839-1641378539533-gettyimages-1317

    Ngoài dầu mỏ và khí đốt, Nga còn thống trị chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân 24/05/2022 - 17:05

Nga đóng vai trò lớn trong chuỗi giá trị hạt nhân thương mại toàn cầu, và các nhà cung ứng Moscow có thể tác động đến khả năng vận hành của lò phản ứng hạt nhân tại châu Âu hay Mỹ.

Nga đều đóng vai trò trong quá trình khai thác, xay xát, chuyển đổi, làm giàu và chế tạo thanh nhiên liệu hạt nhân. Hiện có hơn 1/5 số lò phản ứng trên thế giới là do Nga thiết kế, cung cấp dịch vụ và phụ tùng thay thế. 

Thống trị tuyệt đối

Nga chiếm thị phần đáng kể trong nhiều phần của chuỗi cung ứng hạt nhân thông qua công ty nhà nước Rosatom. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Một mặt, doanh nghiệp phương Tây mong muốn hạn chế mua nhiên liệu hạt nhân từ Rosatom để giảm rủi ro chuỗi cung ứng và ngừng ủng hộ cho "cỗ máy chiến tranh" của Nga. Nhưng đồng thời, nhiều lò phản ứng tại Mỹ và châu Âu hiện đang dựa vào dịch vụ và vật liệu của Nga để vận hành.

Bài báo của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia chỉ ra nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ có lò phản ứng Nga đang hoạt động hoặc được xây dựng, bao gồm Phần Lan, Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.

Những quốc gia sở hữu lò phản ứng hạt nhân của Nga có thể gặp khó khăn trong vận hành hoặc thậm chí phải ngừng hoạt động vì không có vật liệu, thiết bị và dịch vụ. Tuy nhiên, theo thời gian, các công ty phương Tây có thể bắt đầu sản xuất sản phẩm thay thế để vượt qua thách thức về nguồn cung trên.

crawl-20220614072344485.png?width=700

Quy trình sản xuất uranium nhiên liệu rất phức tạp. 

Vấn đề khiến phương Tây đau đầu hơn là chuỗi cung ứng nhiên liệu uranium. Nga chỉ khai thác 6% uranium trên thế giới, nhưng đồng minh thân cận của Moscow là Kazakhstan lại đóng góp hơn 40% tổng sản lượng. Và phần lớn số uranium mà Kazakhstan khai thác lại được đưa tới Nga để chuyển đổi. 

Nga cũng kiểm soát 40% năng lực chuyển đổi uranium toàn cầu, nơi “bánh vàng” uranium oxide được chuyển thành uranium hexafluoride, một dạng khí cần thiết cho quá trình làm giàu.

Uranium tự nhiên có hàm lượng đồng vị phóng xạ uranium-235 là 0,7%, và quá trình làm giàu sẽ đưa tỷ lệ hàm lượng U-235 lên 3-5% cần thiết để chạy các lò phản ứng hạt nhân. Hiện tại, Nga nắm giữ 46% năng lực làm giàu uranium. 

enrich-20220614100655254.png?width=700

Nga chiếm phần lớn năng lực làm giàu uranium của thế giới.

Thực tế khắc nghiệt

Phần lớn trong số 439 lò phản ứng trên khắp thế giới sử dụng nhiên liệu uranium được làm giàu, bao gồm tất cả lò phản ứng trong hạm đội tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), cứ từ một đến hai năm thì các lò phản ứng hạt nhân sẽ phải thay thế 1/3 số thanh nhiên liệu.

Thực tế khắc nghiệt là nếu Nga ngừng cung cấp uranium đã làm giàu cho các công ty điện lực Washington, thì hoạt động của các lò phản ứng tại Mỹ có thể bị ảnh hưởng trong năm nay hoặc năm sau. 

Các lò phản ứng có thể phải ngừng hoạt động do thiếu nhiên liệu. Do năng lượng hạt nhân chiếm gần 20% công suất phát điện của Mỹ, giá điện sẽ còn tăng cao hơn mức nữa. Thậm chí, Mỹ còn có thể xảy ra tình trạng thiếu điện. 

nuclear-reactor-20220614100801234.png?wi

Danh sách các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ.

Nga sẽ không ngần ngại sử dụng hoạt động xuất khẩu năng lượng để phục vụ cho mục đích chính trị, ví dụ rõ ràng nhất là vào tháng trước Moscow ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan.

Mỹ sẽ cần một số chính sách chủ động và kế hoạch để giải quyết tình trạng phụ thuộc đầu vào năng lượng hạt nhân của Nga.

Ví dụ, một cơ sở chuyển đổi tại bang Illinois đã bị ngừng hoạt động trong nhiều năm hiện đang được lên kế hoạch khởi động lại vào năm 2023 với một nửa công suất thiết kế. Nhưng cơ sở này có thể thay thế một lượng lớn nguồn cung từ Nga với sự hỗ trợ chính sách của chính phủ cũng như sự ủng hộ bởi công ty điện lực tư nhân.

Để làm giàu uranium, chính phủ Mỹ và các công ty điện lực tư nhân có thể xem xét các chiến lược mở rộng sản xuất và công nghệ nhằm thay thế đầu vào từ Nga càng nhanh càng tốt.

Ba doanh nghiệp lớn có thể mở rộng sản xuất là Centrus của Mỹ; Urenco là liên doanh Anh, Hà Lan, Đức; và Orano thuộc sở hữu của Pháp. Ngoài ra, Washington cần một chuỗi cung ứng nhiên liệu uranium 100% theo công nghệ Mỹ cho vũ khí hạt nhân và các hoạt động lò phản ứng của Hải quân.

electric-20220614100953717.png?width=700

Gần 20% điện năng của Mỹ bắt nguồn từ các nhà máy hạt nhân.

Mỹ đã mất năng lực làm giàu uranium bằng công nghệ trong nước vào năm 2013 sau khi nhà máy cuối cùng đóng cửa. Hiện tại, Washington phải dựa vào hàng tồn kho cho các mục đích quân sự.

Việc Nga thống trị các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hạt nhân là một rủi ro tiềm ẩn của ngành năng lượng toàn cầu. Chính sách và đầu tư của khu vực tư nhân cũng là yếu tố cần thiết để giải quyết thách thức này.

Cuộc xung đột tại Ukraine dường như còn lâu mới kết thúc. Việc Moscow sử dụng năng lượng như một vũ khí để gây tổn hại cho phương Tây có thể mới chỉ bắt đầu. Ngay bây giờ, các nhà lãnh đạo phương Tây cần phải giải quyết việc Nga thống trị chuỗi cung ứng năng lượng hạt nhân để cứu nền kinh tế khỏi những cú sốc năng lượng lớn hơn sau này.

(Theo: http://vietnambiz.vn/khong-phai-dau-mo-hay-khi-dot-nhien-lieu-hat-nhan-cua-nga-moi-la-thu-my-lo-so-202261472019266.htm)