Mỹ âm thầm giục các doanh nghiệp tăng mua phân bón của Nga

04/11/2024 10:04

Nguồn tin của Bloomberg cho biết, chính phủ Mỹ đang âm thầm kêu gọi các công ty trong nước mua thêm phân bón của Nga để giảm bớt nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.
20-03-2022 Thị trường hàng hóa quay cuồng khi mắt xích trọng yếu Nga bị cô lập
17-02-2022 Một góc bị bỏ quên trên thị trường hàng hóa: Nếu Nga khai chiến, thiệt hại nặng nề

Mỹ âm thầm mua thêm phân bón của Nga

Theo nguồn thạo tin của Bloomberg, chính phủ Mỹ đang âm thầm khuyến khích các công ty nông nghiệp và vận tải biển tăng cường mua phân bón của Nga, khi lo ngại xoay quanh các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến nguồn cung giảm mạnh và kéo giá lương thực toàn cầu tăng nóng.

Nỗ lực của Washington là một phần khác của các cuộc đàm phán phức tạp và khó khăn đang được tiến hành, với sự tham gia của Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy nguồn cung phân bón, ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Gần đây, Mỹ và EU cũng đã áp dụng các biện pháp miễn trừ để cho phép doanh nghiệp mua bán phân bón từ Nga - một trong các nhà cung ứng phân bón lớn nhất thế giới. Song, nhiều hãng vận tải, ngân hàng và hãng bảo hiểm vẫn ngần ngại vì lo sợ vô tình vi phạm các cấm vận.

crawl-20220615144845401.png?width=700

 

Theo dữ liệu của Bloomberg, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu phân bón của Nga đã giảm 24%. Giới chức Mỹ, dù rất thận trọng và ở thế khó xử, dường như đang tìm cách tăng nhập khẩu phân bón từ xứ sở Bạch Dương.

Động thái âm thầm của Mỹ cho thấy những thách thức mà chính quyền Tổng thống Joe Biden và các đồng minh phải đối mặt khi cố gắng gia tăng áp lực lên Tổng thống Vladimir Putin nhằm buộc Nga từ bỏ cuộc chiến, đồng thời hạn chế thiệt hại tiềm tàng lên nền kinh tế toàn cầu.

Điều đó đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Nga là một nước xuất khẩu lớn dầu mỏ, khí đốt, phân bón và ngũ cốc. Giá của các mặt hàng này đã gia tăng mạnh từ khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu, trở thành một điểm mấu chốt mà ông Putin sử dụng để làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây đối với các lệnh trừng phạt.

Hiện, nguồn cung các vật tư, nông sản trên của Nga và Ukraine đang bị gián đoạn bởi cuộc tấn công của ông Putin vào nước láng giềng phía nam, Bloomberg nhấn mạnh.

Giới chức phương Tây cáo buộc Điện Kremlin “vũ khí hoá” thực phẩm khi ngăn cản Ukraine xuất khẩu hàng hoá. Nga phủ nhận điều đó dù họ đã tấn công các cảng quan trọng của Ukraine, ngược lại cho rằng việc vận chuyển bị gián đoạn là do các lệnh trừng phạt của Washington và đồng minh.

Nông sản ùn ứ ở Ukraine

Mặc dù Nga tuyên bố rằng lo ngại xoay quanh các lệnh trừng phạt đang cản trở hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của mình, tổng lượng xuất khẩu của nước này cho đến nay chỉ giảm 14% và xuất khẩu lúa mì thực chất đã tăng gấp đôi trong tháng 5, theo Liên minh Ngũ cốc Nga.

Ngược lại, hơn 25 triệu tấn ngũ cốc, dầu hướng dương và các mặt hàng khác đang bị mắc kẹt ở Ukraine vì lo ngại an ninh tại các cảng quanh khu vực Biển Đen và các tuyến đường hàng hải thường được sử dụng để vận chuyển hàng ra thị trường thế giới.

screen-shot-2022-06-15-at-144901-2022061

 

Các cuộc đàm phán để giải phóng lượng nông sản của Ukraine diễn ra khá chậm chạp. Ông Putin đổ lỗi cho Ukraine vì không muốn gỡ mìn mà họ đã đặt tại các cảng để cản đường quân đội Nga. Kiev thì không tin tưởng Moscow sẽ ngừng tấn công, đặc biệt là trước cuộc chiến, Nga cũng khẳng định sẽ không động binh.

Hơn nữa, Moscow còn kêu gọi Mỹ phải cung cấp các đảm bảo cho người mua và các công ty vận chuyển phân bón, ngũ cốc không chịu trừng phạt. Chính quyền ông Putin cho đây là điều kiện để bỏ chặn các lô hàng nông sản của Ukraine.

Chia sẻ với Bloomberg, ông Ivan Timofeev - một chuyên gia về trừng phạt tại Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga (RIAC), bình luận: “Đối với Nga, điều thực sự quan trọng là các nhà chức trách Mỹ phải phát một tín hiệu rõ ràng rằng những giao dịch này được phép thực hiện, vì an ninh lương thực toàn cầu…”

Liên quan tới lời kêu gọi phương Tây nới lỏng trừng phạt để mở đường cho hàng hoá Ukraine xuất ra nước ngoài, Nga cũng nhận được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, những nỗ lực của Ankara nhằm dàn xếp một giải pháp chưa đạt được thành quả nào.

Các công ty vận tải biển vẫn cực kỳ cảnh giác với khu vực Biển Đen và các chuyên gia trong ngành cho biết sẽ cần một nỗ lực quốc tế phối hợp hơn để trấn an những doanh nghiệp này.

Kế hoạch vận chuyển nông sản của Ukraine bằng đường sắt đến châu Âu mang lại kết quả rất hạn chế do đường ray của các bên khác nhau, cùng với một số trục trặc khác về logistics.

Ông James O’Brien, người đứng đầu Văn phòng điều phối các lệnh trừng phạt tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay: “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác để nhận được một nửa số hàng mà Ukraine xuất khẩu mỗi tháng. Chúng tôi dự đoán nguồn cung sẽ bị thiếu hụt đáng kể”.

(Theo: http://vietnambiz.vn/my-am-tham-giuc-cac-doanh-nghiep-tang-mua-phan-bon-cua-nga-2022615152550936.htm)