Giá lúa gạo hôm nay 13/6: Thị trường An Giang ổn định, nhiều địa phương tại ĐBSCL giảm nhẹ

18/09/2024 09:45

Giá lúa gạo hôm nay 13/6 giảm từ 200 - 500 đồng/kg ở một số loại lúa, gạo thuộc các tỉnh ĐBSCL. Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn đã được triển khai ở nhiều địa phương, đạt năng suất cao, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm được chi phí sản xuất cho nông dân tỉnh Hậu Giang.
13-06-2022 Giá thịt heo hôm nay 13/6: Giá không đổi vào đầu tuần
13-06-2022 Giá vàng hôm nay 13/6: Bất ngờ giảm trở lại không quá 400.000 đồng/lượng trong phiên đầu tuần
13-06-2022 Giá heo hơi hôm nay 13/6: Đầu tuần, ba miền đồng loạt chững giá

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (13/6) không có thay đổi nào đáng kể so với cuối tuần trước. Theo đó, lúa IR 50404 đang có giá là 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 giao dịch trong khoảng 5.700 - 5.850 đồng/kg, Nàng Hoa 9 chững lại tại mốc 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 8.000 - 8.500 đồng/kg.

Các loại lúa OM chưa có điều chỉnh mới. Trong đó, OM 5451 đang được thu mua với giá là 5.600 - 5.700 đồng/kg và OM 18 có giá trong khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg,

Giá các loại nếp hôm nay ổn định trở lại trong phiên đầu tuần. Cụ thể, nếp AG (khô) tăng 100 đồng/kg lên mốc 7.700 - 7.800 đồng/kg trong hôm nay. Các loại nếp còn lại duy trì giá thu mua không đổi, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg và nếp ruột tiếp tục neo trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.700 - 5.850

-

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.700

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa ST 24

Kg

8.300 - 8.400

 

- Lúa Nhật

Kg

8.000 - 8.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

 

- Nếp AG (khô)

kg

7.700 - 7.800

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.700

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 13/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo tiếp tục chững lại trên diện rộng. Theo ghi nhận, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần. Duy chỉ có giá cám là thay đổi, tăng 500 đồng/kg so với hôm qua, hiện có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

 

photo-import-20220613115603774.png?width

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Cập nhật thêm một số giá lúa gạo ở các tỉnh ĐBSCL:

Tại Cần Thơ, giá lúa vẫn có sự ổn định, lúa Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, OM 4218 là 6.700 đồng/kg; riêng IR 50404 là 6.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.

Tại Bến Tre, giá lúa lại không có sự thay đổi, như: IR 50404 là 5.800 đồng/kg; OM 6976 là 5.900 đồng/kg; nhưng OM4218 là 6.000 đồng/kg .

Trong khi đó, tại Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh giá lúa các loại có sự điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại Sóc Trăng, lúa OM 5451 là 6.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.

Tại Hậu Giang IR 50404 là 6.100 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; RVT là 8.400 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg; OM 18 là 6.800 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.

Tại Trà Vinh, OM 5451 là 6.600 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg, IR 50404 là 6.450 đồng/kg, giảm 150 đồng/kg.

Hiệu quả kinh tế từ mô hình cánh đồng lớn tại Hậu Giang

Năm 2012, mô hình cánh đồng lớn (CĐL) đã được UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo thực hiện tại huyện Vị Thủy và Châu Thành A. Hiện nay, mô hình này được mở rộng tại các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành A, Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh. Hàng vụ, những hộ dân trong CĐL được các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu và thu mua với số lượng lớn. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều nông hộ sản xuất lúa theo mô hình truyền thống, chi phí tăng, thu nhập thấp hơn nhiều so với hộ dân trong CĐL.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 194 nông hộ trồng lúa ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trong vụ Đông xuân năm 2020-2021; trong đó, 97 nông hộ sản xuất trong CĐL, 97 nông hộ sản xuất theo kiểu tự do, truyền thống. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng số liệu thứ cấp từ báo cáo tổng kết năm 2019, 2020 và các giai đoạn phát triển kinh tế của UBND huyện Vị Thủy 2016-2020; báo cáo tổng kết năm của các cơ quan, ban, ngành, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy năm 2019, 2020; Niên giám thống kê huyện Vị Thủy năm 2019, 2020.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Tuy vậy, mô hình sản xuất lúa trong CĐL mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình sản xuất lúa tự do. Chi phí sản xuất lúa trong CĐL thấp hơn so với sản xuất lúa tự do khoảng 736.000 đồng/ha, sản lượng lúa thu hoạch trong CĐL cao hơn khoảng 0,67 tấn/ha lúa, theo báo Hậu Giang.

Giá bán lúa trong CĐL cũng cao hơn sản xuất tự do là 555,52 đồng/kg, do đó doanh thu mang về cho việc sản xuất lúa trong CĐL cao hơn sản xuất tự do trên 8 triệu đồng/ha, còn thu nhập ròng thì cao hơn gần 9 triệu đồng/ha. Các tỷ số doanh thu trên chi phí và thu nhập của mô hình sản xuất lúa trong CĐL cao hơn 0,53 lần so với sản xuất tự do, tỷ số thu nhập trên doanh thu thì cao hơn khoảng 0,1 lần.

So với nông hộ ngoài CĐL thì nông hộ tham gia sản xuất lúa trong mô hình CĐL có chi phí giảm 736.267,32 đồng/ha, doanh thu tăng 4.361.918,04 đồng/ha, thu nhập cao hơn 5.098.185,36 đồng/ha.

Các nhân tố chi phí có sự ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ trồng lúa trong CĐL gồm: Chi phí làm đất, chi phí gieo sạ, chi phí cấy giặm, làm cỏ, chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón, chi phí bón phân. Còn các nhân tố chi phí có sự ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ trồng lúa tự do gồm: Chi phí giống, chi phí cấy giặm, làm cỏ, chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón, chi phí bón phân và chi phí lao động gia đình.

Khi tham gia mô hình CĐL người dân được tập huấn kỹ thuật trồng lúa thường xuyên, khoa học; sản phẩm đầu ra được thuận lợi hơn và bán được giá cao hơn. Sản xuất lúa theo mô hình CĐL giúp cho nông dân và doanh nghiệp liên kết với nhau, tạo ra sản phẩm lúa chất lượng cao, sản xuất theo nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh một số thuận lợi thì sản xuất lúa theo mô hình CĐL cũng gặp những khó khăn nhất định, như hợp đồng bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp đối với người dân có thể bị phá vỡ khi thị trường lúa, gạo cung lớn hơn cầu; số doanh nghiệp tham gia mô hình này chưa nhiều; chưa có sự tham gia liên kết của các nhà khoa học, ngân hàng…

(Theo: http://vietnambiz.vn/gia-lua-gao-hom-nay-136-thi-truong-an-giang-on-dinh-nhieu-dia-phuong-tai-dbscl-giam-nhe-2022613115920669.htm)